Home » Trong thời kỳ hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa, Doanh nghiệp cần làm gì?

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa, Doanh nghiệp cần làm gì?

Đăng bởi Doanh Nhân Trẻ Việt Nam

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp xây dựng kinh tế là điều rất cần thiết. Chúng ta đã biết thương hiệu là “linh hồn sống” của doanh nghiệp, ví dụ khi nhắc tới xe máy, khách hàng nghĩ ngay đến Honda, Yamaha… Khi nhắc tới tủ lạnh, khách hàng nghĩ ngay tới LG, SamSung, SanYo… Khi nhắc tời điện thoại, khách hàng nghĩ nagy tới Iphone, SamSung, Sony…

Vậy yếu tố nào để xây dựng được thương hiệu? Đó là chất lượng, mẫu mã của sản phẩm, là chương trình tri ân khách hàng, chăm sóc khách hàng…
Công cụ nào để lan tỏa thương hiệu đến với nhiều khách hàng? Đó chính là Website.

doanh nhan giao thuong

Website là cửa ngõ để dẫn dắt khách hàng đến với doanh nghiệp nhiều hơn và là công cụ để doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình.

Trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, website là một kênh quảng cáo và bán hàng hiệu quả nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất, phạm vi phổ biến rộng hơn so với các loại hình quảng cáo khác là chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Khách hàng khắp nơi trên thế giới đều có thể biết đến doanh nghiệp bạn, chỉ cần một click chuột vào website.

Các doanh nghiệp Việt nam thường chỉ chú trọng theo cách làm ăn truyền thống, đó là làm ăn theo mối lái. Trường hợp của anh Bùi Quang Thắng – Giám đốc Công ty May mặc là một ví dụ: Anh Thắng cho biết anh có các đơn đặt hàng gia công quần áo rất nhiều, đó là những mối quen của anh, anh cũng không cần phải làm website để quảng cáo. Tuy nhiên sau một năm gặp lại tôi, anh ngỏ ý muốn làm một website. Khi đó anh than vãn, cứ nghĩ là làm ăn mối quen lâu năm thì người ta không tìm đối tác mới, nhưng không ngờ người ta lên mạng search tìm thấy những công ty gia công khác, thế là đơn hàng của anh bị chia nhỏ ra cho các khách hàng mới của họ.

Trường hợp của anh Phạm Thanh Hùng – Giám đốc Công ty Đồ Gỗ thì anh nhận ra được sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường khi mà Việt nam hội nhập kinh tế sâu rộng. Do vậy, kể từ năm 2009 anh đã liên hệ với Công ty Liên Hợp Lực – FOR.VN để nhờ thiết kế một website. Từ website đó anh đã giới thiệu, quảng bá doanh nghiệp và bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ đến với khách hàng. Những đối tác đã có của anh Hùng thì anh lần lượt mời họ thường xuyên truy cập vào website để xem mẫu mã sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Anh Hùng tâm sự: “Tôi xem trang website giống như người trợ lý kinh doanh của tôi vậy”. Hàng ngày, việc đầu tiên anh làm đó là truy cập vào trang web để xem các đơn đặt hàng và ý kiến phản hồi của thị trường và khách hàng.

Còn trường hợp của ông Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Công ty Gara Ôtô thì khác. Anh đã được nhân viên cấp dưới tư vấn cho là dùng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… để đăng bán sản phẩm và chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, sau sáu tháng miệt mài đăng up sản phẩm lên mạng xã hội mà không có hiệu quả vì đa số những người dùng mạng xã hội chủ yếu là để giải trí, chơi game, giao lưu…chứ không phải là dân kinh doanh. Đến lúc đó anh mới nhận ra rằng: “ Không ai tìm kiếm sản phẩm mà lại vào mạng xã hội cả. Khi tìm kiếm sản phẩm, người ta dùng công cụ tìm kiếm là Google Search…” Từ đó anh quyết định làm một website chuyên nghiệp để quảng bá doanh nghiệp mình.

Hãy nghĩ xem không một đối tác lớn nào mà lại truy cập vào những trang mạng xã hội thay vì truy cập vào website. Khi được hỏi về tìm kiếm thông tin, đa số khách hàng đều muốn truy cập vào trang web, đó mới là sự chuyên nghiệp. Đến đây cho thấy trong quá trình quảng bá thương hiệu thì website là chủ lực, các mạng xã hội chỉ mang tính chất hỗ trợ kèm theo.

Vậy trong thời kỳ hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp cần phải hiểu đúng về cách xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ.
Trường hợp của anh Bùi Quang thắng như đã đề cập ở trên đã rất quan liêu, chủ quan, ỷ lại vào các mối quan hệ làm ăn, mối lái nên dần dần bị cạnh tranh khách hàng và doanh nghiệp của anh thụ động trong tiếp cận khách hàng, có rất ít khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Đối với anh Nguyễn Văn Sơn thì do không hiểu hết về cách thức quảng bá, và lại được cấp dưới tư vấn không chính xác nên cũng không có hiệu quả thu hút khách hàng mới.
Trường hợp anh Phạm Thanh Hùng thì đã ý thức được sự cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường thời kỳ hội nhập nên anh nhờ chuyên gia tư vấn xây dựng quãng bá thương hiệu đúng cách, do đó doanh nghiệp của anh phát triển trong thời kỳ kinh tế hội nhập.
Trong thời kỳ hiện nay các doanh nghiệp cần kết hợp “Kinh doanh truyền thống song hành cùng thương mại điện tử” thì sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng đến với doanh nghiệp. Câu nói: “Một thương hiệu – triệu niềm tin” là lời kết cho bài viết này. Chúc các doanh nghiệp Việt Nam thành công trong hội nhập kinh tế

# Đồng Thanh

Bài viết khác có thể bạn muốn xem

error: