Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch trong hai năm vừa qua. Vào giai đoạn tháng 3 và tháng 4/2021, Việt Nam trở thành điểm sáng về an toàn phòng dịch trên toàn thế giới. Việc kích cầu du lịch nội địa đã tạo ra xu hướng chuyển dịch mới, lan tỏa cảm hứng khám phá Việt Nam an toàn và hấp dẫn, đem lại những đóng góp thiết thực cho quá trình khôi phục kinh tế. Từ đó giải quyết công ăn việc làm cho một lượng nhất định người lao động. Mặc dù sự hồi sinh của du lịch trong nước có thể chưa đủ để thúc đẩy hoạt động của toàn bộ ngành du lịch nhưng nó có thể giữ chân các doanh nghiệp nhỏ hoạt động và kích thích nền kinh tế địa phương, làm giảm tác động tiêu cực của dịch bệnh tới nền kinh tế nói chung cho đến khi du lịch quốc tế hoạt động trở lại.
Hình ảnh đoàn Famtrip Quảng Bình tháng 4/2021 trong chương trình kích cầu du lịch nội địa
Nghành du lịch trong nước đang có tín hiệu phục hồi thì giai đoạn Covid thứ 4 bùng phát trở lại vào cao điểm hè. Nhiều tỉnh thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai và đặc biệt Hồ Chí Minh số lượng ca nhiễm tăng lên hàng 1000 ca nên phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính Phủ. Lại một mùa cao điểm hè tiếp tục ngủ đông đã làm cho tất cả các công ty du lịch, các ngành dịch vụ rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn. Nhiều doanh nghiệp lữ hành thiệt hại rất nặng nề, do đã có sự đầu tư rất lớn vào công tác marketing, quảng cáo, chi phí nhân sự…trước đó. Cùng với đó là chi phí thuê văn phòng và những chi phí để hỗ trợ cho du khách hoãn, hủy tour.
Theo Bà Nguyễn Thị Huyền – Ceo Công ty Khanh Thi Travel cho hay: Trước khi dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4, Công ty lên đã lên kế hoạch tuyển thêm nhân viên để mở rộng khi du lịch trong nước có dấu hiệu “phục hồi” lại nhưng kế hoạch này đã phải dời lại. Chúng tôi đã lock sẵn số lượng quỹ phòng hè cao điểm quanh Hà Nội như Flamingo Cát Bà, Mai Châu Hideaway, Mai Châu Ecologe, Ba Khan Village resort và khách sạn Ninh Bình, Hạ Long, Nha Trang và Phú Quốc để đón mùa vàng du lịch dịp hè 2021 hay số lượng phòng chuẩn bị cho “mùa vàng Mù Cang Chải” ở Le Champ Tú Lệ nhưng mọi thứ giờ đều “đóng băng”. Bán được phòng, combo du lịch cho một khách đã vất vả, giờ bao nhiêu khách huỷ, cảm giác lúc này là rất oải. “Sau những “cú đập liên bồi” hết đợt dịch này đến dịch khác, sức đề kháng của nhiều doanh nghiệp ngành dịch vụ, lữ hành và du lịch đã yếu, nay lại càng lao đao”- Bà Huyền chia sẻ. Nhiều công ty du lịch vì nguồn lực đã cạn kiệt nên doanh nghiệp buộc phải cho một số nhân viên tạm nghỉ, chỉ giữ lại lực lượng nòng cốt để làm việc với các đối tác nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho khách hàng.
Hình ảnh khách sạn Premier Village Phu Quoc Resort
Ngành du lịch đương đầu với thử thách mới nhìn ở khía cạnh khác, dịch COVID-19 có thể không phải “kẻ hủy diệt” mà nó đặt ngành công nghiệp không khói vào thế buộc phải chuyển mình, thậm chí thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh nhạy thích ứng với các tác động, tăng tốc chuyển đổi số, cơ cấu lại guồng máy hoạt động…Trước tình cảnh đó, để duy trì hoạt động, các công ty du lịch đang cố gắng chuyển đổi hoặc mở rộng thêm lĩnh vực mới nhằm mong chờ du lịch sớm phục hồi trở lại. Cùng với chiến lược dài hơi, trước mắt, để có “sức khỏe” chống chọi với dịch bệnh. Tại công ty Khanh Thi Travel một phần nhân sự chuyển sang bán đặc sản địa phương và phân phối sản phẩm rong nho tách nước sản xuất tại Nha Trang. Công ty chủ yếu đẩy cộng tác viên, đại lý và bán online cho khách lẻ. Có vận chuyển đến tận nhà cho khách hàng. Tận dụng tệp khách hàng du lịch. Phản ứng của thị trường rất tốt. Có thêm thu nhập để duy trì hoạt động công ty và mọi người có thêm thu nhập. Chúng tôi không ai ngại khó khăn gì, mọi người làm tất cả các việc như đăng bài, viết content bán hàng, chốt khách, gói hàng và cả ship hàng cho khách. Ngoài ra Khanh Thi Travel Shop còn lên kế hoạch tuyển cộng tác viên bán sản phẩm trong chính nhân sự ngành du lịch. Đặc biệt đẩy mạnh hợp tác với những người làm du lịch bán chéo các sản phẩm khác cho nhau. Hợp tác win-win.
Hình ảnh sản phẩm kinh doanh rong nho của công ty Khanh Thi Travel
Mặc dù các doanh nghiệp đang rất kiên cường, cố gắng không bỏ cuộc và quyết tâm không gục ngã, song để có thể bật dậy khi dịch được kiểm soát, họ cũng đang cần sự quan tâm, tiếp sức rất lớn từ nhà nước. Bà Nguyễn Thị Huyền cho hay, hiện doanh nghiệp đang được hưởng chính sách giãn nộp thuế 5 tháng và giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp gần như không có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp du lịch vì kinh doanh thua lỗ thì không có lời để nộp thuế. Vì vậy, doanh nghiệp đề xuất cơ quan chức năng miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm 50% thuế VAT cho các đơn vị du lịch, nhất là các công ty lữ hành. Đồng thời, đề nghị Chính phủ có những chính sách thiết thực hơn như hỗ trợ vay vốn dài hạn không lãi suất.
Ngoài ra các công ty du lịch đều có kiến nghị, các đối tác như hàng không, khách sạn, nhà hàng có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho những phòng trong tháng 5 rồi nhưng với tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến rất phức tạp thì cũng xem xét gia hạn hoặc bảo lưu các phòng đã gặp trong tháng 6, tháng 7 để hỗ trợ khách hàng, cũng như các công ty du lịch đến năm 2022. Đây là việc rất cần thiết để đảm bảo uy tín của tất cả các bên cũng như sự hợp tác về lâu dài. Đồng thời, tạo niềm tin cho khách hàng để người Việt sẵn sàng xách ba lô lên và đi ngay khi dịch bệnh được kiểm soát. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mong Chính phủ có những cơ chế giúp họ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi, dễ dàng, sát thực tế hơn. Bởi thực tế các gói hỗ trợ đã có nhưng doanh nghiệp du lịch chưa chạm được vào.
Chưa khi nào ngành du lịch lại bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh như bây giờ. Những khó khăn này cũng là lúc các công ty du lịch tìm được giải pháp, hướng đi phù hợp, sức bật nội lực từ những sáng tạo để tìm thời cơ trong thách thức. Dù khó khăn do đại dịch COVID-19 vẫn còn kéo dài, nhưng đã khẳng định được bản lĩnh, năng lực của họ và sẽ tiếp tục phát huy. Đồng thời, tạo niềm tin cho khách hàng. Hi vọng ngành công nghiệp không khói sẽ sớm phục hồi để du khách sẵn sàng xách ba lô lên và đi ngay khi dịch bệnh được kiểm soát.